"Bắt bệnh" của xe thông qua độ mòn của lốp

Chỉ cần dùng tay và mắt thường thì bạn có thể nhận biết được tình trạng lốp xe. Qua đó chúng ta sẽ "bắt bệnh" nhanh chóng để "điều trị" xe, giúp cho xe luôn đảm bảo an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.


tire-1


Mòn ở giữa lốp

Nguyên nhân là do lốp quá căng. Khi đó, áp lực hơi sẽ đẩy lốp phình ở giữa bản lốp. Vì thế, cần sử dụng máy đo áp suất để có thông số chính xác như hướng dẫn của nhà sản xuất lốp.

Một số trường hợp xảy ra hiện tượng này do cỡ lốp lớn hơn vành xe. Chỉ cần thay thế kích cỡ lốp hoặc vành phù hợp hơn.
Mòn ở hai mép lốp
Ngược với trường hợp trên, lốp xe bị mòn ở hai vai là do lốp bị non. Khi thiếu hơi, sự tiếp xúc giữa lốp và mặt đường sẽ nhiều hơn ở hai bên nên talông (hoa lốp) ở phần này bị mòn nhiều hơn. Nếu như áp suất của lốp đã đủ mà vẫn xảy ra hiện tượng này thì có nghĩa là các chi tiết ở hệ thống lái bị mòn hoặc biến dạng, dẫn đến trình trạng ôm cua không chính xác và đã đến lúc cần chỉnh lại độ chụm của bánh lái.
Mòn hình lông chim
Kiểu mòn này có một mặt trơn và một mặt sắc như hình lông chim. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được bằng cách dùng tay vuốt lên bề mặt lốp. Khi lốp bạn có hiện tượng này có nghĩa là cần độ chụm của bánh lái bị sai, cần điều chỉnh lại với các thiết bị chuyên dùng. Đôi khi hiện tượng này do cao su đỡ hệ thống giảm sóc phía trước bị lão hóa, dẫn đến độ chụm bánh lái bị sai lệch.
Mòn lệch một bên
Nếu bạn thấy dải hoa lốp phía trong hoặc phía ngoài của lốp mòn nhanh hơn những phần khác, điều đó cũng có nghĩa góc nghiêng bánh lái của bạn có vấn đề. Độ nghiêng quá mức khiến lốp trượt ra ngoài và kéo bề mặt tiếp xúc của hoa lốp vào trong trên mặt đường, làm lốp bị mòn lệch. Kiểu mòn lốp này đặc biệt hay xảy ra với những xe có hệ thống treo độc lập.
Mòn vẹt cạnh lốp 
Lốp mòn vẹt khá sâu về một bên là do các chi tiết hệ thống treo bị mòn hoặc biến dạng. Chỉ đơn thuần chỉnh lại góc nghiêng của bánh lái sẽ không giải quyết được vấn đề này. Trong cơ cấu treo xe, chỉ cần một bộ phận bị mòn sẽ dẫn đến hiện tượng này. Bạn cần thay thế những bộ phận mới (rô-tuyn lái, bi may-ơ, lò xo...vv). Đôi khi xe bị vặn khung cũng sẽ xẩy ra hiện tượng này.
Mòn ở dải talông thứ 2
Hiện tượng mòn dải ta- lông mép trong đôi khi cũng xảy ra ở các loại lốp không săm. Để hạn chế tình trạng này, bạn chỉ cần chú ý tới áp suất lốp và thường xuyên đảo lốp. Một số nhà sản xuất xe hơi và lốp cho rằng, sự mòn vẹt nhẹ ở dải ta-lông thứ hai là điều hoàn toàn bình thường, nhưng không nên xem thường khi độ mòn quá lớn. Kích cỡ lốp lớn hơn bản rộng la-zăng quá nhiều cũng sẽ gây ra hiện tượng mòn ở trong mép lốp. 

Viết bình luận



Security code
Chọn mã bảo vệ khác

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Bán xe trả góp - hỗ trợ vay vốn ngân hàng - lãi suất thấp

acbagribankdongabankbidvvietcombankhdbankvietinbanktechcombank