Đừng nên cáu giận sau vô-lăng!
Một người tạt đầu, cướp làn xe của bạn trên xa lộ hay chỗ đỗ xe mà bạn đã chờ một lúc lâu. Một cách rất bản năng, bạn có thể: (a) hít thở sâu và đi tiếp; (b) bấm còi rồi đi tiếp; hoặc (c) bấm còi liên tục, thét mắng, thậm chí văng tục và tự hỏi làm sao một người như thế lại có thể lấy bằng lại xe cơ chứ?
Vì sao lại có những phản ứng rất khác nhau như vậy? Một nhà tâm lý học đã báo cáo nghiên cứu về những người lái xe dễ cáu giận.
Những người lái xe có máu giận dữ thường có cách phản ứng sau cùng kể trên chính là đối tượng quan tâm của Tiến sỹ tâm lý học Jerry Deffenbacher - một giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Colorado. Ông cho rằng kể cả những người thông thường rất bình tĩnh và lý trí đôi khi cũng có thể trở thành một chiến binh sau vô-lăng; khi bị chọc tức, họ có thể văng tục, hành xử thô bạo, bấm còi inh ỏi và lạng lách và có thể sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của họ và người khác.
Deffenbacher chuyên nghiên cứu về nhân cách, tính hung hãn và tính sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở những người lái xe dễ tức giận. Trong nghiên cứu này, những tay lái dễ cáu giận được đánh giá về xu hướng lái xe thông qua bảng hỏi, nhật ký lái xe, các bài tập hình ảnh.
Để hiểu các đặc điểm của các tay lái dễ cáu giận, Deffenbacher so sánh các đặc điểm nhân cách này của họ với những người lái xe ít cáu giận – thường là những người tập trung lái xe an toàn, cách suy nghĩ ít tiêu cực hơn về các tình huống gây giận dữ và có cách hành xử bình tĩnh và thư giãn như bật radio hoặc CD.
Trong báo cáo nghiên cứu tại hội thảo của Hiệp hội tâm lý học Rocky Mountain về đặc tính của những người lái xe giận dữ, tiến sỹ đã chỉ ra các đặc điểm của họ bao gồm:
• Có ý nghĩ hung hãn và thù địch. Tay lái dễ cáu giận có những suy nghĩ không tin tưởng và mang tính phán xét hơn những người lái xe ít cáu giận. Họ có xu hướng chửi hoặc quát tháo, thậm chí lăng nhục người lái xe khác hoặc cho rằng “những người khác đều không biết lái xe”. Họ cũng có nhiều ý nghĩ trả đũa những tay lái khác, thậm chí đôi khi còn là ý nghĩ gây thương tích cho những người này.
• Liều hơn trên đường. Tay lái dễ cáu giận trong nghiên cứu này cũng cho thấy nhiều hành vi nguy cơ hơn. Họ thường đi nhanh hơn tốc độ cho phép khoảng 15-30km/h, họ nhanh tay đổi làn, bám đuôi xe trước và vượt đèn vàng.
• Nhanh cáu giận và hành xử thô bạo hơn. Họ chửi thề, lái xe khi đang lên cơn giận, quát mắng người lái xe khác hoặc bấm cỏi inh ỏi trong giận dữ. Họ bực tức như vậy hơn 2 lần mỗi ngày và trung bình có cách hành xử hung bạo như vậy hơn 2 lần/ngày.
• Bị tai nạn nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy những người lái xe có thuộc tuýp dễ cáu giận thường gặp tai nạn - thường là đâm vào xe khác hoặc lao qua vạch phân cách - nhiều bằng 2 lần người lái xe khác.
• Biểu hiện tính cách dễ cáu giận, lo lắng và bốc đồng. Thường thấy là các tay lái dễ cáu giận lên xe trong tình trạng đang giận dữ, có thể liên quan đến stress trong công việc hoặc gia đình. Họ thường biểu lộ giận dữ theo cách thiếu kiểm soát và rất bốc đồng.
Tuy nhiên, họ dễ cáu giận không có nghĩa lúc nào họ cũng trong trạng thái tức giận mỗi lần lái xe. Bằng chứng của nghiên cứu là họ rất bình tĩnh khi lái trên đường quốc lộ không có điểm dừng và vật cản.
"Giận dữ không phải là một trải nghiệm thường niên ở người lái xe dễ cáu giận mà chỉ bị kích thích trước các sự kiện hoặc tác nhân khác nhau trên đường. Và đôi khi cũng là các sự kiện trong cuộc sống khiến họ cảm thấy bất ổn và đem cảm giác giận dữ đó lên xe." Deffenbacher kết luận.
Theo APA
- Tìm hiểu film cách nhiệt cho xe - (04/08/2016 09:51)
- 4 quan niệm sai lầm lái xe thường mắc phải - (04/08/2016 09:11)
- Kỹ thuật rửa xe an toàn và hiệu quả - (04/08/2016 09:00)
- Tìm hiểu về các tiêu chuẩn khí thải trên thế giới - (03/08/2016 10:04)
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đảo bánh xe - (03/08/2016 09:42)
- Lý do xe khó khởi động - (03/08/2016 09:10)
- Mẹo kéo dài tuổi thọ ắc qui - (02/08/2016 09:01)
- Ý nghĩa những tín hiệu của xe - (02/08/2016 08:04)
- Xử lý lái “thoát hiểm” khi đang lái tốc độ cao mà gặp vật cản - (01/08/2016 09:23)
- Vì sao lốp xe có màu đen? - (01/08/2016 09:05)
- Chọn xe màu gì ít gặp tai nạn? - (01/08/2016 08:41)
- Mẹo giữ xe bền (phần 2) - (30/07/2016 04:05)
- Mẹo giữ xe bền (phần 1) - (30/07/2016 03:53)
- Những điều lái xe nên tránh - (30/07/2016 03:46)