Phạt đèn vàng như đèn đỏ: những ý kiến trái chiều

Rất nhiều người tham gia giao thông đã có ý kiến rằng: Nên bỏ luôn đèn vàng vì giờ đây, ý nghĩa của chúng với đèn đỏ là như nhau.

Với việc ra quân rầm rộ của các lực lượng đảm bảo giao thông trong ngày 1/8, có thể thấy rõ ý thức tuân thủ luật giao thông của người dân đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, đã có rất nhiều phản hồi trái chiều của người tham gia giao thông về những bất cập của quy định xử phạt đèn vàng như đèn đỏ trong nghị định 46.

Với quy định mới này, Việt Nam trở thành nước duy nhất trên thế giới thay đổi bắt buộc nhận thức của người tham gia giao thông về tín hiệu đèn bởi trong hệ thống tín hiệu, đèn vàng luôn được hiểu như là đèn cảnh báo. Cụ thể, khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với các ý nghĩa như sau: Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Cũng giống như hệ thống số đếm ngược của đèn tín hiệu, đèn vàng có giá trị như khi các số đếm đang về dưới 5 giây - thời gian đủ để lái xe có phản ứng giảm tốc và phanh xe dừng trước vạch trước khi đèn chuyển sang đỏ. Như vậy, người lái xe vẫn có thể đi qua vạch dừng khi đèn tín hiệu màu vàng là đúng luật, tín hiệu màu vàng chỉ có ý nghĩa cảnh báo cho lái xe nhanh chóng dừng lại trước vạch dừng vì sắp có tín hiệu đèn màu đỏ chứ không cấm người lái xe chạy qua vạch dừng.

Ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn tín hiệu màu vàng được xác định như sau: Khi lái xe đến nút giao phát hiện có tín hiệu đèn màu vàng sẽ nhanh chóng đạp phanh để dừng lại trước vạch dừng. Quy định chuẩn về đèn vàng trên thế giới thường có thời gian tối đa lớn hơn hoặc bằng thời gian tối đa mà phương tiện xe hơi (tính theo loại xe có tải trọng lớn nhất cho phép) đạp phanh và dừng hẳn khi nhìn thấy tín hiệu đèn (tính theo tốc độ tối đa cho phép trong khu vực cắm đèn).

Điều đó có nghĩa là không một loại ô tô nào có khả năng dừng được ngay khi nhận tín hiệu đèn mà sẽ phải di chuyển thêm một đoạn tối thiểu bằng quãng đường phanh (chưa tính đến chất lượng xe, chất lượng mặt đường và khả năng phản ứng của lái xe). Theo bảng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5658-1992), ta có thể tính được quãng đường phanh sau khi nhận tín hiệu đèn như sau:

Theo như bảng trên thì nếu như xe ô tô nhận được tín hiệu đèn vàng khi chỉ còn cách vạch dừng nhỏ hơn quãng đường phanh tương ứng vận tốc thì chắc chắn xe sẽ bị vượt đèn vàng và bị xử phạt theo nghi định 46. Đây chính là điểm gây tranh cãi trong cộng đồng người tham gia giao thông những ngày qua.

Như vậy, dù người lái xe có ý thức tuân thủ luật giao thông vẫn có rất nhiều khả năng vi phạm luật ngoài mong muốn bởi thực tế của quy định đã không tính đến thực tế vận hành của các phương tiện. Không chỉ bị xử phạt vì lỗi bất khả thi trên, đã có nhiều trường hợp xảy ra va chạm dồn toa do phương tiện đi sau không kịp phanh khi xe trước đột ngột phanh gấp hoặc xe có tải trọng lớn không thể có quãng đường phanh ngắn như xe con.

Xây dựng ý thức tốt cho người tham gia giao thông bằng các quy định xử phạt khắt khe hơn là điều đáng hoan nghênh, nhưng mọi quy định cần phải có sự nghiên cứu từ thực tế và khoa học để có thể đảm bảo tính công bằng cho mọi người. Pháp luật chỉ có thể được thực hiện nghiêm minh khi có được sự đồng thuận từ mọi người chứ không phải từ những bức xúc và tranh cãi không đáng có.

Phạm Minh

 * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Viết bình luận



Security code
Chọn mã bảo vệ khác

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Bán xe trả góp - hỗ trợ vay vốn ngân hàng - lãi suất thấp

acbagribankdongabankbidvvietcombankhdbankvietinbanktechcombank