Nứt kính chắn gió trên xe: Thay thế hay là sửa chữa
Sửa hay thay thế? Đây là câu hỏi cơ bản bạn phải đặt ra đầu tiên khi đối mặt với tình trạng kính bị nứt. Căn cứ vào tình trạng vết nứt, vị trí vết nứt, bạn có thể quyết định nên thay hay nên sửa kính.
Thay kính
Thay kính tất nhiên là tốt nhất cho xe, nếu đảm bảo được kính thay là loại chính hãng, chất lượng cao và được thay lắp bởi thợ chuyên nghiệp.
Hơn nữa, với các vết nứt, vỡ lớn trên 30 cm chiều ngang hoặc vết tròn trên kích thước đồng xu, các vết ngay vị trí lái, bạn bắt buộc phải thay. Đừng cố sửa những vết nứt loại này.
Nhược điểm của thay kính:
-Giá thành cao.
Với các dòng xe phổ biến hiện nay như Toyota Corrola Altis hay Mazda CX5, giá kính lái chính hãng đã khoảng trên 10 triệu đồng Giá kính lái các dòng xe sang lên tới cả chục triệu đồng.
- Rủi ro khi chọn mua kính không chính hãng.
Nếu lựa chọn mua kính ở ngoài để thay thế, giá có thể xuống thấp hơn, nhưng tất nhiên bạn không thể đảm bảo hoàn toàn được về chất lượng. Nếu mua phải kính "đểu" giá rẻ, khả năng chắn gió không được tốt, hình ảnh bị gấp khúc, khả năng tản nhiệt, cách âm cũng kém, không an toàn cho bạn.
- Thời gian chờ đợi thay kính mới chính hãng có thể lâu, nếu như phụ tùng không có sẵn.
Quy trình:
Ngoài chất lượng kính, lắp đặt kính mới là một khâu quan trọng, cần được tiến hành chuyên nghiệp theo quy trình chuẩn và loại keo tốt. Việc gắn kính mới sẽ được tiến hành ở xưởng dịch vụ, bạn không nên tự làm. Quy trình gắn kính có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:
- Làm sạch khung gắn kính và kính chắn gió mới
- Keo dán kính phải là loại tốt, rải đều keo lên khung với lớp keo khoảng 1,5 mm
- Lắp kính, gắn doăng, nẹp, cố định vị trí.
- Chờ keo khô hoàn toàn mới được sử dụng xe.
Sửa kính
Kỹ thuật hiện đại ngày nay cho phép sửa những vết nứt kính tới 30 cm, nếu không quá sâu và nghiêm trọng (không lan thêm ra xung quanh) và những vết tròn dưới đường kính 1 đồng xu.
Ưu điểm của sửa kính:
- giá thành rẻ
Giá thành sửa kính tất nhiên rẻ hơn thay một kính chắn gió mới. Chi phí sửa kính tùy tình trạng vết nứt và từng cơ sở dịch vụ, nhưng giá chung từ 500 ngàn đến hơn 1 triệu đồng.
- Không tốn thời gian chờ đợi
Nhược điểm:
- Là sửa chữa, nên bạn không thể đòi hòi tấm kính của bạn sẽ hoàn hảo không tì vết như mới. Sẽ vẫn có dấu vết sửa chữa trên kính khá ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả tầm nhìn, nếu ở những vị trí quan trọng.
- Bạn cần tìm được nơi sửa chữa uy tín, nếu không, lợi bất cập hại. Tiền sửa kính bạn vẫn mất, nhưng vết nứt tiếp tục lan rộng do được xử lý không tốt. Kết cục bạn vẫn phải thay kính mới.
Quy trình:
Có rất nhiều dạng vết nứt khác nhau trên kính lái như vết nứt dài, vết nứt hình mắt trâu, hình sao...Tùy từng loại mà có cách xử lý phù hợp và quy trình xử lý khác nhau. Cần thiết nhất là đem kính đi sửa sớm nhất có thể, tránh tạp chất bụi bẩn lọt vào vết nứt, hoặc vết nứt lan rộng đến mức không cứu vãn được.
Phụ thuộc vào từng loại vết nứt, sẽ có quy trình xử lý phù hợp, tuy nhiên một quy trình chung đơn giản sẽ như sau:
- Làm sạch bề mặt vết nứt, gắp hết các mảnh kính vỡ vụn ra
- Dùng một hệ thống bơm chuyên dụng, sau đó hút hết hơi ẩm, bụi bẩn và tạp chất ra khỏi vết nứt để tạo đường cho keo hàn kính bơm vào.
- Bơm keo hàn kính bằng dụng cụ chuyên dụng làm đầy vết nứt. Chất lượng và màu sắc của keo rất quan trọng để đảm bảo độ kết dính, bền và tiệp màu với màu kính của bạn. Keo cũng phải phù hợp với thời tiết nơi bạn sử dụng xe để có thể thích nghi tốt với khí hậu
- Vệ sinh sau quá trình sửa
- Chờ keo khô mới sử dụng xe
- Sự thật về logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới_phần 1 - (13/07/2016 09:07)
- Samsung thử nghiệm công nghệ nhìn xuyên xe tải nhằm hạn chế tai nạn - (13/07/2016 08:20)
- Từ 1/11/2016, xe bán tải sẽ được xem là xe con khi tham gia giao thông - (12/07/2016 09:13)
- Định nghĩa chuẩn vượt phải giúp tài xế không bị bắt lỗi oan - (12/07/2016 08:20)
- Những sai lầm phổ biến nhất khi lái xe - (12/07/2016 08:04)
- Lời khuyên phải nhớ để đối mặt với mưa bão khi đang lái xe - (11/07/2016 09:32)
- Mẹo chống ngủ gật khi lái xe - (11/07/2016 09:17)
- Lưu ý nhỏ giúp tiết kiệm nhiều nhiên liệu khi lái xe - (09/07/2016 03:59)
- Lùi xe thế nào cho đúng? - (09/07/2016 03:33)
- Những lưu ý quan trọng khi lái xe trên đường cao tốc - (09/07/2016 03:18)
- Hãy cẩn thẩn với bình chữa cháy ôtô vì nó là "quả bom nổ chậm" - (08/07/2016 09:44)
- Từ 1/11/2016 biển cấm rẽ trái không cấm quay đầu xe - (08/07/2016 09:14)
- Những vật dụng đa năng mà bất kỳ người lái xe nào cũng nên mang theo - (07/07/2016 07:45)
- Ý tưởng độc đáo cho xe tải Audi - (07/07/2016 07:18)