Rượu bia - 'khắc tinh' của tài xế

Nguy cơ tai nạn giao thông sẽ tăng gấp 5 lần ở những lái xe có nồng độ cồn trong máu 0.1g/100 ml, và sẽ tăng gấp 140 nếu nồng độ này đạt mức 0.24 g/100 ml.

Luật giao thông đường bộ tại Việt Nam quy định, nồng độ cồn của lái xe ôtô phải luôn bằng không, vượt quá là vi phạm. Đối với người điều khiển mô tô, nồng độ cồn cho phép là dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc dưới 0,25 miligam/lít khí thở

Theo nghiên cứu của tổ chức WHO, một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn, tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml).

Để nồng độ cồn 50 miligam/100 mililít máu hoặc dưới 0,25 miligam/lít khí thở (được phép điều khiển xe máy), nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn trong giờ đầu tiên và không uống quá một đơn vị chuẩn nữa trong mỗi giờ sau đó. Với phụ nữ, không nên uống quá một đơn vị và không uống quá một đơn vị uống chuẩn trong mỗi giờ sau đó.

Theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia, 40% vụ tai nạn giao thông có chủ phương tiện uống rượu bia và 11% số người chết khi lưu thông trên đường có liên quan đến đồ uống này.

Rượu, bia chứa cồn gây ức chế thần kinh trung ương (não). Hầu hết các kỹ năng cần thiết cho việc lái an toàn (kỹ năng vận động thần kinh, quan sát, cảm nhận, điều chỉnh, xử lý thông tin, tập trung) ở người uống rượu bia đều suy giảm theo nồng độ cồn trong máu.

 

uong-ruou-khi-lai-xe---tu-thu-cua-mot-tai-xe-viet-14-173211

 

Khả năng vận động của hệ thần kinh giảm

Cồn ảnh hưởng tới sự phối hợp vận động và cân bằng, mức độ biểu hiện có thể thấy rõ khi nồng độ cồn ở mức cao. Nghiên cứu của Burns and Moskowitz (1977) chỉ ra rằng, người uống rượu thường xuyên có thể vượt qua bài kiểm tra lái xe truyền thống: đi bộ hoặc cân bằng ngay cả trong trường hợp cồn ở mức cao.

Khả năng quan sát

Hơi men ảnh hưởng tới khả năng điều khiển mắt của não bộ, cả tần số và thời gian chớp mắt đều thay đổi. Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của cồn đối với sự vận động của mắt năm 1972, Buikhuisen and Jongman đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhìn trực tiếp của tài xế theo tầm lái tăng, khiến đối tượng dễ bỏ qua những chi tiết quan trọng diễn ra bên ngoài tâm quan sát. Một nghiên cứu khác của Belt and Krenek 1969 cũng chỉ ra kết quả tương tự, tầm quan sát và khả năng nắm bắt sự kiện ngoại vi của người uống rượu bia bị thu hẹp. Mặt khác, người say cũng mất dần kỹ năng quan sát, phản ứng nhạy bén, và khả năng kiểm soát động cơ.

Nhận thức

Quá trình xử lý thông tin cảm giác phức tạp cũng bị tác động theo chiều hướng bất lợi. Cảm giác phức tạp xuất hiện khi lượng thông tin từ các giác quan tăng lên, tốc độ truyền đến nhanh chóng hoặc nó xảy ra đồng thời từ nhiều nguồn khác nhau.

Khả năng hiệu chỉnh kém

Theo dõi và điều khiển là một nhiệm vụ tương đối khó khăn, Người lái phải duy trì cho xe đi đúng làn, đúng chiều trong khi thu thập rất nhiều thông tin quan trọng ở môi trường bên ngoài. Không giống như kỹ năng vận động của hệ thần kinh, khả năng điều khiển xe suy giảm ngay cả khi mức khi cồn trong máu ở mức thấp.

Xử lý thông tin chậm lại

Cồn làm quá trình xử lý thông tin của não chậm lại. Khi có 2 hay nhiều kích thích, một vài phản ứng có thể xuất hiện, nhưng thời gian sẽ kéo dài hơn. Một số hoạt động phức tạp có thể bị thay đổi theo cồn.

Lái xe cần nhiều thời gian hơn để đọc các ký hiệu trên đường, nhận ra hoặc phản ứng trước các tín hiệu giao thông. Trong cùng một thời điểm, người lái chỉ nhận biết được một vài thông tin. Người say cũng bị hạn chế trong việc thu thập thông tin từ môi trường, và họ có thể gặp phải sai lầm khi xuất hiện sự kiện bất ngờ.

Khả năng tập trung giảm

Quá trình lái xe là sự kết hợp của nhiều hoạt động phức tạp, người lái vừa phải điều khiển xe vừa phải quan sát bên ngoài. Đo đó khả năng tập trung phải được phân phối cho 2 hay nhiều nguồn thị giác khác nhau: điều khiển, tín hiệu giao thông, người đi bộ, và các sự kiện quan trọng khác. Tất cả các nhiệm vụ này phải được thực hiện đồng thời, nên chúng yêu cầu sự tập phân phối sự quan tâm hợp lý.

Theo giáo sư Godfrey Pearlson, chuyên gia tâm thần và làm giám đốc trung tâm nghiên cứu Olin Neuropsychiatry, người say xỉn thường chạy xe ở tốc độ cao vì cồn tác động tới vùng tiểu não, khu vực đảm nhiệm chức năng vận động của con người, họ thường thích đánh võng vì khu vực đỉnh vỏ não trước đã gặp một vài sai sót.

Viết bình luận



Security code
Chọn mã bảo vệ khác

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Bán xe trả góp - hỗ trợ vay vốn ngân hàng - lãi suất thấp

acbagribankdongabankbidvvietcombankhdbankvietinbanktechcombank