Rẽ phải khi đèn đỏ - liệu có đúng luật?
Nhiều người tham gia giao thông không hề biết mình đang vi phạm luật mỗi ngày, và đến nay vẫn chưa bị phạt lần nào có lẽ đơn giản chỉ vì may mắn. Bạn cũng thuộc trong nhóm này nếu không biết theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại - không chỉ là dừng không tiếp tục đi thẳng mà còn không được rẽ trái, và cả rẽ phải. Cũng có nhiều người khác dù đã biết là sai vẫn tiếp tục vi phạm vì thấy tiện, thậm chí nhiều người còn bóp còi, thúc giục, nạt nộ những người khác đang dừng đúng luật để chen lên và rẽ phải.
Thực tế, theo Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chỉ ngoại lệ được rẽ phải khi đèn đỏ trong các trường hợp:
- Có đèn tín hiệu giao thông báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo - cụ thể là đèn phụ có hình mũi tên đèn xanh (đỏ). Trong trường hợp đèn này chuyển xanh thì người điều khiển xe hai bánh được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi;
- Có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;
- Có tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông;
- Có cảnh sát giao thông hướng dẫn, cho phép rẽ phải để giảm ùn tắc giao thông.
Lưu ý trong những trường hợp này, kể cả được phép đi, các phương tiện phải bật đèn tín hiệu xin đường và nhường đường cho người đi bộ.
Ngoài những trường hợp trên, nếu người tham gia giao thông cố tình rẽ phải khi có tín hiệu đèn đỏ sẽ bị coi như vượt đèn đỏ và bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46, cụ thể mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng và tước GPLX 01 - 03 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng và tước GPLX 01 - 03 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Người đi xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt 60.000-80.000 đồng.
Ngoài ra, khi rẽ phải mà không bật tín hiệu đèn xi nhan cũng là hành vi vi phạm giao thông, bị phạt theo mức:
- Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước (căn cứ Nghị định 171/2013/ND-CP);
- Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước (căn cứ Nghị định 171/2013/ND-CP)
Theo Afamily/ Trí thức trẻ
- Những phụ kiện “làm đẹp” cho chiếc ô tô của bạn - (06/10/2016 09:06)
- Xe thể thao duy nhất ở Vietnam Motor Show 2016 - (06/10/2016 08:19)
- Toyota ra mắt robot biết "tâm sự" giúp lái xe bớt nhàm chán và kích thích giới trẻ Nhật Bản sinh con - (05/10/2016 10:10)
- Dân đổ xô đi nghỉ lễ, cầu dây văng thuộc hàng dài nhất thế giới ùn tắc kinh hoàng - (05/10/2016 09:57)
- Quảng cáo xe đã "lừa dối" chúng ta như thế nào? - (05/10/2016 09:12)
- 10 nỗi khổ chỉ chủ siêu xe mới biết - (04/10/2016 08:00)
- Những phương tiện vận chuyển độc đáo ở Philippines, Myanmar - (04/10/2016 07:38)
- Toyota ra mắt miếng dán che vết xước - (03/10/2016 08:32)
- Các hãng ô tô thi nhau thử nghiệm kính cường lực và chống xước - (03/10/2016 08:25)
- Xuất hiện hố tử thần sâu 7m ở TPHCM - (03/10/2016 08:11)
- Kinh nghiệm sử dụng xe bán tải tại Việt Nam - (01/10/2016 04:38)
- Ước tính chi phí "nuôi ô tô" hàng tháng tại Việt Nam - (01/10/2016 04:18)
- Chuyện gì xảy ra khi đổ nhầm nhiên liệu cho ô tô - (01/10/2016 03:55)
- McLaren P1 mui trần chạy điện cho trẻ mê siêu xe - (30/09/2016 08:48)