Nếu phương tiện vận chuyển hành khách công cộng ở Philippines là những chiếc Jeepney sặc sỡ, ở Myanmar, chính phủ lại cho sử dụng xe tải chở người sau khi cấm xe máy
Philippines: Thủ đô Manila (Philippines) là một trong những thành phố có nhiều nét văn minh về giao thông. Mặc dù vậy, vấn nạn tắc đường ở đây không phải là không có, khi ngày càng xuất hiện nhiều tầng lớp trung lưu mới nổi thúc đẩy sự bùng nổ của xe hơi. Theo thống kê, người dân Philippines đã mua gần 300.000 xe mới trong năm 2015.
Cước phí taxi ở Thủ đô Manila khá rẻ so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, thậm chí là Việt Nam. Tuy nhiên, giá taxi từ sân bay về thành phố lại đắt hơn nhiều. Bình thường, nếu bắt taxi từ thành phố đi sân bay, hành khách sẽ phải trả khoảng 150-200 peso (70.000-90.000 đồng), nhưng ở chiều ngược lại là khoảng 500-600 peso (230.000-280.000 đồng), và được mặc cả.
Philippines cũng có nhiều xe shuttle bus và tàu điện. Tuy nhiên, hệ thống đường ray tại Manila nhỏ, các đoàn tàu lại tồi tàn hơn nhiều so với ở các thủ đô khác tại Đông Nam Á như Jakarta, Kuala Lumpur hay Bangkok.
Hệ thống bus express (tốc độ nhanh) thường chạy các chặng đường dài, có bến đón trả khách nên không thuận tiện cho việc đi lại sinh hoạt của các gia đình.
Jeepney có nét tương đồng với Tuk-tuk ở Thái Lan , Lào, nhưng là loại xe chủ yếu độ lại từ dòng Jeep cũ của Mỹ.
Jeepney hoạt động từ 6h-18h theo tuyến giống như xe buýt ở Việt Nam. Tuy nhiên, khách có nhu cầu thỏa thuận riêng vẫn có thể thuê xe chạy vào buổi tối.
Giá cước vận chuyển tính theo đầu người là 8 peso (khoảng 4.000 đồng) cho 4 km đầu tiên và 50 cent cho mỗi km tiếp theo. Jeepney có thân sau được nối dài, với hai băng ghế hai bên chứa một lúc 20 khách.
Ngoài taxi , bus, Jeepney, Philippines còn có loại xe đặc trưng khác là tricycle (xe ba bánh tự chế). Người dân ở thành phố Koronadal, cách thủ đô Manila khoảng 1.000 km về phía nam, ưa chuộng dòng xe này để làm phương tiện đi lại và đưa đón khách du lịch.
Giá thuê xe tricycle khoảng 20 peso/km (khoảng 23.000 đồng). Du khách có thể gặp những chiếc xe này ở bất kỳ ngóc ngách nào trên lãnh thổ Philippines, không chỉ riêng thành phố.
Một trong những phương tiện vận chuyển công cộng khác là dòng xe Habal Habal độc đáo. Đây là một chiếc xe gắn máy tùy chỉnh, có thể chở được 12 hành khách. Tuy nhiên, Habal Habal chỉ được sử dụng phổ biến ở vùng Mindanao, dùng để vận chuyển người và những đồ vật cồng kềnh
Habal Habal có hai ghế dài gắn ở hai bên, mỗi ghế chứa được 4 người. Phía sau yên xe được kéo dài ra đủ cho ba khách. Phía trước tài xế cũng có chỗ ngồi cho một người (thường dành cho trẻ em). Giá vé của mỗi chuyến khác nhau, tùy theo thỏa thuận của khách hàng và người lái. Do không bị nhà nước kiểm soát, loại phương tiện này không có giá cố định như taxi.
Myanmar: Bắt đầu từ năm 2009, Chính phủ Myanmar cấm người dân lưu thông xe máy trong nội đô, để giảm tải và chống ùn tắc.
Yangoon là một trong những thành phố ở Myanmar có nhiều nét khác biệt về giao thông so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Xe bus, xe khách vẫn là một trong những phương tiện phổ biến trong các chặng dài. Hành khách sử dụng phương tiện này loại không có điều hòa được hưởng giá rất rẻ, nhưng phải chen chúc ngột ngạt. Thậm chí có người phải đứng cửa, khá nguy hiểm
Xe bus, xe khách vẫn là một trong những phương tiện phổ biến trong các chặng dài. Hành khách sử dụng phương tiện này loại không có điều hòa được hưởng giá rất rẻ, nhưng phải chen chúc ngột ngạt. Thậm chí có người phải đứng cửa, khá nguy hiểm
Nếu như ở Việt Nam, từ nhà ra phố mua bát cháo, bát phở cũng phải ngồi lên xe máy, thậm chí ôtô cá nhân, ở Yangoon, người dân phải sử dụng phương tiện công cộng chở khách giống như xe bus.
Hầu hết các xe đều bị quá tải. Để nhanh chóng được việc, nhiều thanh niên chấp nhận đu bám hoặc chen chúc ngột ngạt.
Và dù đứng hay ngồi, khách vẫn phải trả phí là 200 kyats một lượt (khoảng 3.500 đồng)
Ngoài ra, xích lô kéo cũng là một phương tiện chở khách phổ biến ở nội đô Yangoon. Người dân bản xứ thường sử dụng để đi chợ, hoặc đến các điểm rất gần, thay cho việc phải đi bộ mất thời gian
Taxi có thể bắt dọc đường, bến đỗ, và tài xế khá nhiệt tình với khách du lịch. Họ luôn gợi ý cho khách nên đi giờ nào, đến đâu tiện nhất, tránh ùn tắc hoặc lỡ chuyến bay
Taxi ở Myanmar có đồng hồ, nhưng phần lớn tài xế tính tiền khách theo thời gian chạy thay vì bằng quãng đường (một giờ khoảng 8.000-10.000 kyats)
Phía ngoài nội đô, lực lượng xe ôm hoạt động khá đông. Do trong thành phố cấm xe máy, họ chỉ được phép hoạt động ở vùng ven
- Những tính năng trên ô tô mà không phải ai cũng biết - (06/10/2016 09:25)
- Những phụ kiện “làm đẹp” cho chiếc ô tô của bạn - (06/10/2016 09:06)
- Xe thể thao duy nhất ở Vietnam Motor Show 2016 - (06/10/2016 08:19)
- Toyota ra mắt robot biết "tâm sự" giúp lái xe bớt nhàm chán và kích thích giới trẻ Nhật Bản sinh con - (05/10/2016 10:10)
- Dân đổ xô đi nghỉ lễ, cầu dây văng thuộc hàng dài nhất thế giới ùn tắc kinh hoàng - (05/10/2016 09:57)
- Quảng cáo xe đã "lừa dối" chúng ta như thế nào? - (05/10/2016 09:12)
- 10 nỗi khổ chỉ chủ siêu xe mới biết - (04/10/2016 08:00)
- Rẽ phải khi đèn đỏ - liệu có đúng luật? - (04/10/2016 07:16)
- Toyota ra mắt miếng dán che vết xước - (03/10/2016 08:32)
- Các hãng ô tô thi nhau thử nghiệm kính cường lực và chống xước - (03/10/2016 08:25)
- Xuất hiện hố tử thần sâu 7m ở TPHCM - (03/10/2016 08:11)
- Kinh nghiệm sử dụng xe bán tải tại Việt Nam - (01/10/2016 04:38)
- Ước tính chi phí "nuôi ô tô" hàng tháng tại Việt Nam - (01/10/2016 04:18)
- Chuyện gì xảy ra khi đổ nhầm nhiên liệu cho ô tô - (01/10/2016 03:55)