Tài xế cần nhớ những kinh nghiệm lái xe qua đường ngập nước và cách xử lý nếu chết máy mỗi mùa mưa lũ.
Chỉ sau một trận mưa lớn, đường phố Hà Nội, Sài Gòn đã ngập đầy nước. Dù ngồi trong ô tô không lo bị ướt nhưng nguy cơ chết máy và hỏng hóc là rất lớn, đòi hỏi người lái phải có kinh nghiệm nhất định.
Cảnh tượng nhiều xế hộp phải “chôn chân” giữa đường và chịu khoản tổn phí không nhỏ để sửa chữa xe quả là đáng tiếc. Những chia sẻ trên các diễn đàn về cách lai xe qua đoạn đường ngập nước đã phần nào giúp cánh tài xế xử lý tốt tình huống. Hãy cùng học hỏi kinh nghiệm “bơi giữa phố” của người dân Hà Nội và Sài Gòn những ngày mưa gió.
Chú ý quan sát
Đầu tiên, cần tránh đi qua vùng ngập nước quá nửa lốp xe. Đây là giới hạn an toàn, nếu muốn vượt phải chắc chắn mức nước chưa ngập qua cổ hút gió. Hơn nữa, nếu có xe ngược chiều thì không đi vì sóng tràn lên nắp ca-pô gây nguy cơ thấm nước vào họng hút hoặc nắp máy làm ướt bugi. Đặc biệt tránh đi sát hoặc di chuyển ngược chiều với xe trọng tải lớn.
Xử lý kỹ thuật
Nếu bắt buộc phải chạy qua chỗ đường ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ để lấy gió trực tiếp từ khoang đông cơ vì vị trí này cao hơn vị trí đường khí nạp theo xe. Khi đã qua đoạn “nguy hiểm”, lắp lại lọc gió như ban đầu.
Tắt AC điều hòa, về số 1 và chạy đều gia ở mức vừa phải, bình tĩnh lái xe. Chuyển về chế độ bán tự động ở số 1 nếu là xe số tự động vì nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga yếu dẽ tràn nước vào động cơ qua bô.
Tuyệt đối không đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập, lại càng sai lầm nếu thốc ga thật mạnh để xe chạy nhanh. Đơn giản vì nếu ga mạnh, nước sẽ tràn qua lưới tản nhiệt đổ vào ống hút. Ngoài ra, nó còn làm vòng tua máy đột ngột tăng cao gây ra hiện tượng kích thủy mạnh dẫn tới cong tay biên.
Đi tay số thấp sẽ dễ dàng vượt qua chướng ngại vật nếu bất ngờ gặp phải. Thêm nữa, luôn đều chân ga vì dòng khí xả sẽ tạo ra lực đẩy lớn tránh nước đi vào bên trong ống xả.
Qua đoạn nước ngập
Đừng dừng lại ngay khi qua đoạn nước ngập mà phải đi tiếp. Rà phanh để loại bớt nước trên đĩa sau đó kiểm tra lại động cơ, gầm xe.
Cũng cần xem dầu máy, dầu cầu và dầu phanh có bị nước vào hay không. Quan sắt bằng mắt thường nếu thấy dầu có màu khác cần xử lý để tránh ảnh hưởng tới tuổi thỏ và chất lượng hoạt động của hệ thống.
Nếu bị chết máy giữa đoạn ngập nước
Trong trường hợp chẳng may bị chết máy giữa chừng, tuyệt đối không được khởi động lại máy vì nếu nguyên nhân do nước vào bên trong động cơ thì nổ máy sẽ làm bó kẹt piston, cong tay biên. Hơn nữa, quan sát nước có vượt qua mép sàn hay chưa thì tuyệt đối không mở cửa kẻo nước tràn vào làm hỏng hệ thống điện tử và nội thất.
Lê Minh (Tổng hợp)
- Mua ôtô lần đầu: Xe cũ hay mới lợi hơn? - (30/09/2016 07:59)
- EPA - cơn ác mộng của các hãng ôtô - (29/09/2016 08:45)
- Uber xem xét cung cấp dịch vụ máy bay lên thẳng - (29/09/2016 08:30)
- Lọt "hố tử thần" trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, nhiều ô tô bể vỏ, nứt mâm - (29/09/2016 08:16)
- Mặc đồ vest đi motor, vừa "ngầu" lại vừa "lịch lãm" của các đấng mày râu - (28/09/2016 09:08)
- Barnacle - Vé phạt đậu xe sai quy định buộc người vi phạm phải nộp tiền - (28/09/2016 08:52)
- 10 xe có công nghệ thân thiện với người dùng nhất năm 2016 - (28/09/2016 08:15)
- Phải làm gì khi xe máy bị ngập nước chết máy vào mùa mưa - (27/09/2016 08:14)
- Xe bị ngập nước - Hậu quả và cách xử lý - (27/09/2016 07:51)
- Ferrari công bố siêu xe 4 chỗ mới - (26/09/2016 08:48)
- Xe đạp thiết kế lạ đạt vận tốc hơn 144 km/h - (26/09/2016 08:34)
- Hệ thống tự đỗ trên Mercedes giải tỏa áp lực cho người mới biết lái - (26/09/2016 08:02)
- Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội - (23/09/2016 09:27)
- Đoạn cuối một giấc mơ xe hơi "made in Vietnam" - (23/09/2016 08:51)